Để nhập cảnh Đan Mạch cho mục đích du lịch, công tác hay thăm thân bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ hành trang cần thiết, trong đó quan trọng hàng đầu là visa nhập cảnh vào quốc gia này. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về hồ sơ, thủ tục và lệ phí xin visa Đan Mạch. Cùng DU LỊCH HOA PHƯỢNG cập nhật chi tiết ngay nhé!
1. ĐAN MẠCH CÓ NẰM TRONG KHỐI SCHENGEN KHÔNG?
Đan Mạch là 1 trong 26 quốc gia thuộc khối Schengen – hiệp ước về tự do đi lại do hầu hết các nước Châu Âu ký kết.
Công dân sở hữu visa Schengen sẽ có quyền đi lại nghĩa là có quyền nhập cảnh tại 26 quốc gia cho các mục đích ngắn hạn như du lịch, công tác, thăm thân,…
Nếu bạn cần đi du lịch đến Đan Mạch và các quốc gia Schengen khác một cách thường xuyên, bạn có thể xin thị thực dài hạn có giá trị cho nhiều lần nhập cảnh cho quốc gia đó. Lưu ý, khi xin visa Schengen đi Đan Mạch thì Đan Mạch phải là điểm đến đầu tiên hoặc là quốc gia chính trên chuyến hành trình khám phá Châu Âu của bạn.
Đan Mạch bao gồm các vùng lãnh thổ sau:
Thủ đô Đan Mạch – nằm ở Châu Âu
Quần đảo Faroe – một quần đảo tự trị ở Bắc Đại Tây Dương
Greenland – một quốc đảo tự trị ở Bắc Đại Tây Dương
Vì vậy khi sở hữu visa Đan Mạch (không phải visa Schengen) bạn còn có quyền nhập cảnh vào các vùng tự trị trên.
2. CÁC LOẠI VISA ĐAN MẠCH
a/ Visa ngắn hạn (visa Schengen)
Thị thực du lịch Đan Mạch là thị thực Schengen được cấp cho mục đích du lịch hoặc kinh doanh, cho phép bạn đến thăm Đan Mạch và tất cả các quốc gia khác trong Khu vực Schengen trong thời gian tối đa là 90 ngày. Bạn không thể làm việc với thị thực Schengen của Đan Mạch và bạn không thể gia hạn thời gian lưu trú quá ba tháng, trừ khi bạn có lý do đặc biệt (chẳng hạn như bệnh tật, bất ổn chính trị ở nước bạn, v.v.).
Visa du lịch
Visa công tác
Visa thăm thân
Visa du học hoặc các loại hình đào tạo khác
Visa vì lý do y tế
Visa đoàn thăm chính thức,…
b/ Visa dài hạn (Thị thực loại D)
Nếu bạn muốn ở lại Đan Mạch trong thời gian dài hơn 90 ngày, bạn phải xin thị thực dài hạn của Đan Mạch. Thị thực D là thị thực quốc gia của Đan Mạch và không được cấp chung với các Quốc gia Schengen khác. Bạn nộp đơn xin thị thực dài hạn nếu bạn muốn làm việc, học tập hoặc chuyển đến sống tại Đan Mạch.
Nếu bạn được cấp thị thực dài hạn cho Đan Mạch, bạn không thể sống ở những nơi khác trong khối Schengen hoặc EU. Không giống như visa ngắn hạn Schengen, thị thực D dài hạn chỉ có hiệu lực đối với Đan Mạch.
c/ Visa quá cảnh
Thị thực quá cảnh sân bay Đan Mạch cho phép chủ sở hữu vào một sân bay Đan Mạch với ý định bắt chuyến bay đến nước thứ ba.
Các quốc gia cần thị thực quá cảnh:
Afghanistan
Bangladesh
Democratic Republic of the Congo
Eritrea
Ethiopia
Ghana
Iran
Iraq
Nigeria
Pakistan
Somalia
Sri Lanka
Syria
Công dân của các quốc gia khác không cần thị thực để quá cảnh ở Đan Mạch miễn là họ không rời khỏi khu vực quá cảnh của sân bay. Ngoài ra, bất kỳ ai được miễn thị thực Schengen của Đan Mạch cũng được miễn yêu cầu thị thực quá cảnh.
3. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA VISA SCHENGEN VÀ VISA LOẠI D ĐAN MẠCH
Nhiều người thường không biết lúc nào nên xin visa Schengen nhập cảnh Đan Mạch và lúc nào nên xin visa loại D. Thực tế đây là 2 loại visa khác nhau dành cho mục đích nhập cảnh khác nhau. Cập nhật chi tiết sự khác biệt qua bảng so sánh sau đây:
Tiêu chí
Visa ngắn hạn
Visa dài hạn
Tên gọi khác
Visa Schengen
Visa loại D
Số lần nhập cảnh
1 hoặc nhiều lần
Nhiều lần
Thời gian lưu trú
Tối đa 90 ngày
Trên 90 ngày
Thời hạn visa
Tối đa 90 ngày
1-5 năm
Cấp phép cư trú
Không thể cấp cho bạn giấy phép cư trú
Có thể cấp cho bạn giấy phép cư trú
Mục đích
Du lịch, công tác, thăm thân,...
Để sinh
4. ĐIỀU KIỆN VÀ ĐỐI TƯỢNG XIN VISA ĐAN MẠCH
Thông thường, bạn có thể nhận được thị thực nếu chính quyền đánh giá rằng bạn chắc chắn có ý định trở về nhà trước khi thị thực hết hạn và bạn cũng sẽ tuân thủ các điều kiện đối với thị thực của mình. Điều này áp dụng bất kể bạn đến từ quốc gia nào có yêu cầu thị thực.
Tuy nhiên, nếu các nhà chức trách đánh giá rằng có nghi ngờ liệu bạn sẽ về nước hay rời khỏi các quốc gia Schengen trước khi thị thực của bạn hết hạn – hoặc liệu bạn có tuân thủ các điều kiện đối với thị thực của mình hay không – thì các nhà chức trách sẽ điều tra thêm trường hợp của bạn. Sau đó, khi chính quyền quyết định liệu bạn có thể xin thị thực hay không, chính quyền sẽ nhấn mạnh bạn thuộc nhóm quốc gia nào trong số 5 nhóm quốc gia chính có yêu cầu thị thực.
Các quốc gia mà công dân phải có thị thực để vào Đan Mạch được chia thành 5 nhóm chính. Việt Nam thuộc nhóm thứ 3 – bao gồm các quốc gia có công dân có nguy cơ nhập cư bất hợp pháp đáng kể vào Đan Mạch hoặc một quốc gia Schengen khác.
Là công dân của một trong các quốc gia trong Nhóm 3, ngay từ đầu bạn phải có mối quan hệ nhất định với chủ nhà của mình.
Visa thường sẽ được cấp cho đối tượng là:
Vợ chồng
Đối tác sống thử hoặc bạn trai / bạn gái
Con cái (không phân biệt tuổi tác) và vợ/chồng đi cùng
Cha mẹ và vợ/chồng đi cùng
Anh chị em ruột và vợ/chồng đi cùng.
Thị thực cũng có thể được cấp cho:
Cháu gái, cháu trai và cháu dưới 18 tuổi muốn đi du lịch Đan Mạch vào kỳ nghỉ mà không có người lớn đi cùng
Người quen thân của một công dân Đan Mạch trước đây làm việc ở nước ngoài cho một công ty Đan Mạch
Bảo lãnh trẻ em dưới 18 tuổi
Các cá nhân đi cùng với một thành viên gia đình lớn tuổi.
Vợ/chồng, bạn đời sống thử và bạn trai/bạn gái cũng như con chưa đủ tuổi của công dân Đan Mạch sống ở nước ngoài cũng đủ điều kiện để được cấp thị thực.
Để đủ điều kiện xin thị thực, bạn cần:
Chứng minh quan hệ với người thân/bạn bè ở Đan Mạch. Nếu mối quan hệ chỉ liên quan đến giao tiếp qua điện thoại, bằng văn bản hoặc trực tuyến, thị thực sẽ không được cấp.
Bạn phải chứng minh sự gắn bó của bạn với quê hương để chắc chắn rằng bạn sẽ trở về nhà sau khi thị thực của bạn hết hạn
Bạn đủ tài chính chi trả cho chuyến đi hoặc có người chi trả cho toàn bộ chuyến đi
5. NỘP VISA ĐAN MẠCH Ở ĐÂU?
Với visa ngắn hạn (visa schengen) bạn có thể nộp hồ sơ tại Trung tâm tiếp nhận thị thực VFS Global. Hiện VFS Global đã có mặt ở cả Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
a/ Hà Nội
Địa chỉ: TÒA NHÀ OCEAN PARK Phòng 207, Tầng 2, số 1 Đào Duy Anh, phường Phương Mai, quận Đống Đa Thành phố Hà Nội
Giờ làm việc:
Giờ làm việc
Thời gian làm việc
Thứ Hai, Thứ Tư, Thứ Sáu
8:30 – 12:00 và 13:00 – 16:00
Thời gian nhận hồ sơ
08:30 - 12:00 và 13:00 - 16:00
Thời gian trả hộ chiếu
13:00 - 16:00
b/ Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: TÒA NHÀ RESCO Tầng 3, số 94-96 đường Nguyễn Du, phường Bến Nghé, quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh
Giờ làm việc:
Giờ làm việc
Thời gian làm việc
Thứ Hai, Thứ Tư, Thứ Sáu
8:30 – 12:00 và 13:00 – 16:00
Thời gian nhận hồ sơ
08:30 - 12:00 và 13:00 - 15:00
Thời gian trả hộ chiếu
13:00 - 16:00
Nếu xin visa dài hạn bạn có thể nộp hồ sơ tại VFS Global hoặc tại Đại sứ quán Đan Mạch tại Hà Nội và Văn phòng Kinh tế và Thương mại Đan Mạch tại TP HCM.
c/ Đại sứ quán Đan Mạch
Địa chỉ: Tầng 7, tòa nhà BIDV số 194 Trần Quang Khải , Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Trước đây, thời gian xét duyệt visa Đan Mạch (Schengen) thông thường là 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ tại trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực VFS, hoặc lên tới 30 ngày trong các trường hợp cần xem xét hồ sơ sâu hơn hoặc trường hợp các đơn vị có thẩm quyền xét duyệt nhận được yêu cầu từ chính quyền của các quốc gia thuộc khối Schengen.
Tuy nhiên, theo thông báo mới nhất từ Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam, thời gian xét duyệt và cấp visa Đan Mạch (Schengen) là 52 ngày. Đối với các đơn xin cấp visa mà Sứ quán phải gửi tới Cục Di trú Đan Mạch, thì thời gian xem xét và cấp visa sẽ tăng thêm 45 ngày.
Như vậy, để xin visa Đan Mạch, bạn nên căn thời gian nộp sớm, để có visa kịp thời cho chuyến đi.
Update mới nhất:
Theo thông báo mới nhất từ Đại sứ quán, thời gian xét duyệt visa Đan Mạch hiện tại là 15 ngày thay vì 35 hay 52 ngày như trước kia. Đây là tín hiệu tốt đối với các đương đơn có nhu cầu xin visa Đan Mạch trong thời gian sắp tới, giờ đây bạn có thể xin visa Đan Mạch nhanh hơn, tiết kiệm thời gian hơn nhiều so với giai đoạn trước.
7. LỆ PHÍ XIN VISA ĐAN MẠCH
Phí thị thực ngắn hạn:
Phí thị thực dài hạn:
Phí dịch vụ VFS Global
Phương thức thanh toán: Tiền mặt, thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ.
Phí dịch vụ hỗ trợ:
Dịch vụ phòng chờ cao cấp
Nộp hồ sơ ngoài giờ làm việc
Dịch vụ khai báo
Dịch vụ chuyển phát nhanh Quốc Tế
Dịch vụ chụp ảnh thẻ
Dịch vụ SMS
Dịch vụ photocopy
Ngoài ra còn có phí dịch thuật công chứng (nếu có). Như vậy để xin visa Đan Mạch bạn sẽ mất khoảng 3-5.000.000VND/người.
Lưu ý: Nếu nộp hồ sơ xin visa Đan Mạch tại VFS TP Hồ Chí Minh đương đơn cần nộp thêm phí vận chuyển (vận chuyển hồ sơ từ VFS Hồ Chí Minh sang Đại sứ quán Đan Mạch tại Bangkok) bắt buộc là 5 EUR ~ 139.000 VNĐ áp dụng từ ngày 18/9/2023.
8. TRỌN BỘ HỒ SƠ XIN VISA ĐAN MẠCH
a) Tài liệu cho visa ngắn hạn
Visa du lịch
Tờ khai xin visa Đan Mạch đã được in và ký bởi người nộp đơn
Hộ chiếu gốc phải còn giá trị ít nhất 3 tháng và còn ít nhất hai trang trống để dán thị thực. Hộ chiếu phải được cấp trong vòng 10 năm trở lại đây
Bản sao thị thực trước đây và dấu của (các) hộ chiếu cũ (nếu có)
Bản sao giấy chứng nhận thay đổi tên hoặc họ (nếu có)
Bằng chứng cư trú tại quốc gia bạn đang sinh sống, chẳng hạn như sổ hộ khẩu
Bản sao của Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Giấy ly hôn (nếu có)
Bằng chứng về nghề nghiệp.
Nếu đương đơn đang đi làm: 1) bảng lương 3 tháng gần nhất, 2) hợp đồng lao động xác nhận công việc đang làm gần đây 3) đơn xin nghỉ phép
Nếu người nộp đơn là chủ sở hữu công ty hoặc doanh nghiệp: giấy đăng ký kinh doanh và sao kê thuế doanh nghiệp
Nếu đương đơn đã nghỉ hưu: sao kê lương hưu
Bằng chứng về tài chính để chi trả chuyến đi (có ít nhất 350 DKK ~ 1.100.000VND/ ngày nếu ở nhà người bảo lãnh và có ít nhất 500 DKK ~ 1.600.000 VND/ngày nếu ở khách sạn) hoặc các tài sản khác
Bằng chứng về chỗ ở
Nếu người nộp đơn là trẻ vị thành niên đi cùng cha mẹ cần có:
Giấy khai sinh của đương đơn *
Bản sao CMND của cha mẹ và người giám hộ. *
Nếu bạn chỉ đi cùng cha hoặc mẹ: 󠄁Thư đồng ý được viết và ký bởi cha mẹ và người giám hộ không đi cùng, trừ trường hợp cha hoặc mẹ đi cùng có quyền giám hộ duy nhất, và 󠄁Bản gốc và bản sao giấy chứng nhận quyền nuôi con duy nhất (nếu có)
Thông tin rõ ràng về chuyến đi, bao gồm: vé máy bay / vé tham dự hội chợ, đại hội (nếu có)
Bảo hiểm y tế du lịch có giá trị cho tất cả các nước thuộc khối Schengen các quốc gia chi trả mọi chi phí y tế ít nhất 30.000 Euro ~ 750.000.000VND
Visa công tác
Tờ khai xin visa Đan Mạch đã được in và ký bởi người nộp đơn
Hộ chiếu gốc phải còn giá trị ít nhất 3 tháng và còn ít nhất hai trang trống để dán thị thực. Hộ chiếu phải được cấp trong vòng 10 năm trở lại đây
Bản sao thị thực trước đây và dấu của (các) hộ chiếu cũ (nếu có)
Bản sao giấy chứng nhận thay đổi tên hoặc họ (nếu có)
Bằng chứng cư trú tại quốc gia bạn đang sinh sống, chẳng hạn như sổ hộ khẩu
Bên phía công ty sẽ cung cấp: các giấy tờ chứng minh hoạt động kinh doanh của công ty đang làm việc (giấy phép xuất nhập khẩu, giấy tờ chứng minh đã từng kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký công ty*)
Bảng chứng về công việc:
Nếu đương đơn đang đi làm cần có:1) bảng lương 3 tháng gần nhất, 2) hợp đồng lao động, 3) xác nhận/quyết định của công ty cho chuyến công tác
Nếu người nộp đơn là chủ sở hữu công ty hoặc doanh nghiệp: giấy đăng ký kinh doanh và sao kê thuế doanh nghiệp
Bằng chứng về tài chính để chi trả chuyến đi (có ít nhất 350 DKK ~ 1.100.000VND/ ngày nếu ở nhà người bảo lãnh và có ít nhất 500 DKK ~ 1.600.000 VND/ngày nếu ở khách sạn) hoặc các tài sản khác
Bằng chứng về chỗ ở
Thông tin rõ ràng về chuyến đi, bao gồm: vé máy bay / vé tham dự hội chợ, đại hội (nếu có)
Bảo hiểm y tế du lịch có giá trị cho tất cả các nước thuộc khối Schengen các quốc gia chi trả mọi chi phí y tế ít nhất 30.000 Euro ~ 750.000.000VND
Note: Giấy tờ từ bên bảo lãnh
Thư mời bảo lãnh từ một công ty hoặc cơ quan có thẩm quyền mời tham dự các cuộc họp, hội nghị hoặc sự kiện liên quan đến thương mại hoặc công việc, thư mời phải nêu rõ mục đích cụ thể của chuyến thăm, thông tin về những lần tiếp xúc trước đó với người nộp đơn, họ đã thiết lập liên hệ như thế nào ở Đan Mạch hoặc ở các quốc gia thuộc khối Schengen khác
Nếu người nộp đơn được bảo lãnh hoặc lưu trú tại một cơ sở lưu trú tư nhân tại Đan Mạch:
Bản sao hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân của người bảo lãnh/chủ nhà tại Đan Mạch
Nếu người bảo lãnh/chủ nhà tại Đan Mạch là người nước ngoài thì cần có thêm bản sao hộ khẩu thường trú
Sao kê tài khoản ngân hàng về doanh thu trong 3 tháng gần nhất của người bảo lãnh/chủ nhà tại Đan Mạch
Visa thăm thân
Tờ khai xin visa Đan Mạch đã được in và ký bởi người nộp đơn
Hộ chiếu gốc phải còn giá trị ít nhất 3 tháng và còn ít nhất hai trang trống để dán thị thực. Hộ chiếu phải được cấp trong vòng 10 năm trở lại đây
Bản sao thị thực trước đây và dấu của (các) hộ chiếu cũ (nếu có)
Bản sao giấy chứng nhận thay đổi tên hoặc họ (nếu có)
Bằng chứng cư trú tại quốc gia bạn đang sinh sống, chẳng hạn như sổ hộ khẩu
Bằng chứng về nghề nghiệp.
Nếu đương đơn đang đi làm: 1) bảng lương 3 tháng gần nhất, 2) hợp đồng lao động xác nhận công việc đang làm gần đây 3) đơn xin nghỉ phép
Nếu người nộp đơn là chủ sở hữu công ty hoặc doanh nghiệp: giấy đăng ký kinh doanh và sao kê thuế doanh nghiệp
Nếu đương đơn đã nghỉ hưu: sao kê lương hưu
Bằng chứng về tài chính để chi trả chuyến đi (có ít nhất 350 DKK/ ngày nếu ở nhà người bảo lãnh và có ít nhất 500 DKK nếu ở khách sạn) hoặc các tài sản khác
Vé khứ hồi máy bay, tàu hỏa,…có ngày đi cố định tối đa 90 ngày tới Đan Mạch và các nước thuộc khối Schengen khác (không mua vé cho đến khi được cấp thị thực)
Bảo hiểm y tế du lịch có giá trị cho tất cả các nước thuộc khối Schengen các quốc gia chi trả mọi chi phí y tế ít nhất 30.000 Euro ~ 750.000.000VND
Tài liệu từ người bảo lãnh:
Thư mời của nhà tài trợ/chủ nhà tại Đan Mạch
Nếu người nộp đơn được bảo lãnh hoặc lưu trú tại một cơ sở lưu trú tư nhân tại Đan Mạch:
Bản sao hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân của người bảo lãnh/chủ nhà tại Đan Mạch
Nếu người bảo lãnh/chủ nhà tại Đan Mạch là người nước ngoài thì cần có thêm bản sao hộ khẩu thường trú
Sao kê tài khoản ngân hàng về doanh thu trong 3 tháng gần nhất của người bảo lãnh/chủ nhà tại Đan Mạch
Bằng chứng về mối quan hệ với người bảo lãnh. Bản sao giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa hai bên người nộp đơn và nhà tài trợ / chủ nhà cư trú tại Đan Mạch
Nếu đương đơn là trẻ vị thành niên:
Nếu trẻ vị thành niên chỉ đi cùng cha hoặc mẹ thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ hoặc người giám hộ còn lại
Nếu trẻ vị thành niên đi một mình (không có cha mẹ) thì phải có văn bản đồng ý của cả cha và mẹ và người giám hộ cùng chăm sóc
Giấy khai sinh của người nộp đơn
Bản sao CMND của bố mẹ
Xin lưu ý:
Tất cả các giấy tờ nộp kèm phải được dịch sang tiếng Anh và có chứng nhận của văn phòng công chứng
Tất cả các giấy tờ phải in một mặt trên giấy khổ A4 và tháo toàn bộ dập ghim, ghim cài (tức không bấm ghim các tờ giấy vào nhau)
Vui lòng đảm bảo rằng hồ sơ của bạn chứa thông tin chính xác, đầy đủ và phản ánh được chuyến đi dự kiến của quý khách.
Đương đơn có thể được yêu cầu cung cấp thêm các giấy tờ khác hoặc có thể được gọi phỏng vấn nếu Đại sứ quán xét thấy cần thiết.
b) Tài liệu cho visa dài hạn
Lưu ý: Toàn bộ hồ sơ giấy tờ phải in trên giấy A4 một mặt, và tháo toàn bộ dập ghim, ghim cài (tức không bấm ghim các tờ giấy vào nhau)
Trong mọi trường hợp, đương đơn phải nộp các tài liệu sau đây:
Mẫu đơn khai đúng, đủ bằng chữ in hoa và chữ ký
Nếu trẻ vị thành niên (dưới 18 tuổi ), mẫu đơn này phải có chữ ký của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp. Tài liệu về cha mẹ hoặc tài liệu hợp pháp hóa về người giám hộ hợp pháp phải được thể hiện và là một phần của hồ sơ.
Hộ chiếu/giấy thông hành gốc còn giá trị ít nhất 3 tháng: sao màu tất cả các trang
02 ảnh kích thước 35 x 45 mm
Case order ID (đối với điền đơn trực tuyến): đây là mã số ID giấy phép cư trú và làm việc được liên kết với thông tin, sinh trắc học và biên nhận phí xét duyệt cho Cục di trú Đan Mạch của từng đương đơn.
Biên nhận phí xét duyệt đã được đóng cho Cục Di Trú Đan Mạch
Đối với sinh viên:
Thư gốc chứng minh rằng người nộp đơn đã được chấp nhận vào một chương trình nghiên cứu hoặc khóa học tại một cơ sở giáo dục ở Đan Mạch. Không chấp nhận e -mail, fax hoặc scan bản sao
Bằng chứng rằng người nộp đơn có người hỗ trợ nộp học phí cho mình. Người nộp đơn phải chứng minh người hỗ trợ học phí có tiền cho các chi phí sinh hoạt trong khi ở bạn Đan Mạch .
Số tiền cần có khoảng DKK 50.000 ~ 168.000.000VND hoặc DKK 4.200 ~ 14.000.000 VND mỗi tháng nếu người nộp đơn ở lại dưới 1 năm. (Ở cùng với các thành viên gia đình là DKK 25.200 DKK ~ 84.000.000 VND hoặc 2.100 ~ 7.000.000 VND mỗi tháng nếu ở dưới một năm)
Tài liệu của học sinh/sinh viên có thể dưới các hình thức là:
Các khoản tài trợ của học sinh
Cho học sinh vay vốn
Tiền gửi trong tài khoản ngân hàng chỉ đương đơn mới có quyền truy cập
Lưu ý:
Tất cả các tài liệu đều phải nộp bản gốc và có thêm 1 bản sao. Các bản sao phải trên khổ A4 và có màu
Tất cả tài liệu ở Việt Nam phải được dịch sang tiếng Anh và hợp pháp hóa tại các cơ quan có liên quan (trừ hộ chiếu)
Sau 20 tháng 5 năm 2012 thẻ giấy phép cư trú của Đan Mạch sẽ có một chip điện tử với hình ảnh, dấu vân tay và chữ ký kỹ thuật số ghi lại như một biện pháp an ninh
9. QUY TRÌNH THỦ TỤC XIN VISA ĐAN MẠCH
Quy trình thủ tục xin visa Đan Mạch khá nhanh chóng và dễ dàng với 8 bước như sau:
Bước 1: Xác định loại thị thực
Bạn cần xác định loại thị thực phù hợp với mục đích chuyến đi và kiểm tra xem mình có đủ điều kiện để xin visa Đan Mạch hay không.
Bước 2: Điền mẫu đơn xin visa Đan Mạch
Từ ngày 1 tháng 7 năm 2019, tất cả những người nộp đơn xin thị thực ngắn hạn đến Đan Mạch phải điền vào đơn xin thị thực và trả lệ phí thị thực trực tuyến bằng cách sử dụng cổng ApplyVisa (với visa ngắn hạn) và cổng NewToDenmar (với visa dài hạn). Sau khi đã nộp đơn và thanh toán lệ phí thị thực trực tuyến, bạn phải in và ký vào thư xác nhận từ ApplyVisa.
Lưu ý: vui lòng chọn Đan Mạch là điểm đến chính của kể cả khi bạn xin visa đi Greenland hoặc Quần đảo Faroe.
Bước 3: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ
Chuẩn bị đầy đủ đơn xin visa Đan Mạch, biên lai thanh toán trực tuyến cùng các giấy tờ cần thiết cho từng diện theo hướng dẫn ở trên.
Bước 4: Đặt lịch hẹn
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ bạn cần đặt lịch hẹn để chụp ảnh và lấy dấu vân tay tại Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực. Hay còn được gọi là “Thông tin Sinh trắc học”.
Sau khi đặt lịch hẹn xong, bạn sẽ nhận được thư điện tử xác nhận lịch hẹn cùng với thư hẹn. Nếu bạn muốn nộp hồ sơ cho cả một gia đình/ nhóm, bạn sẽ cần phải đặt lịch hẹn riêng cho từng thành viên của gia đình/ nhóm với khung giờ khác nhau.
Bước 5: Nộp hồ sơ
Đến Trung tâm tiếp nhận thị thực gần nhất với bạn để nộp hồ sơ lấy lấy dữ liệu sinh trắc học.
Bước 6: Thanh toán phí dịch vụ
Lệ phí xin visa bạn đã thanh toán trực tuyến tuy nhiên bạn vẫn cần thanh toán phí dịch vụ cho Trung tâm tiếp nhận thị thực VFS Global.
Bước 7: Theo dõi tình trạng hồ sơ
Nếu bạn muốn biết thông tin một cách chi tiết bạn có thể sử dụng dịch vụ theo dõi tiến trình hồ sơ qua tin nhắn được gửi trực tiếp vào điện thoại của bạn. Dịch vụ này cần được chọn và thanh toán tại quầy khi bạn tới nộp hồ sơ xin thị thực.
Bước 8: Nhận kết quả
Nhận kết quả visa từ Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực
Trong trường hợp bạn xin visa dài hạn, sau khi khi nộp đơn tại Trung tâm tiếp nhận Thị thực Đan Mạch, bạn sẽ nhận được yêu cầu phỏng vấn tại Văn phòng Kinh tế và Thương mại Đan Mạch tại thành phố Hồ Chí Minh hoặc Đại sứ quán Đan Mạch tại Hà Nội:
Đại sứ quán Đan Mạch
Địa chỉ: 17-19 Điện Biên Phủ, Quận Ba Đình, Hà Nội
Các cuộc phỏng vấn sẽ được tiến hành trong cùng một ngày nếu có thể hoặc sớm nhất sau đó.
10. HỎI ĐÁP
Xin visa Đan Mạch có cần mua bảo hiểm không?
Bảo hiểm du lịch là giấy tờ bắt buộc trong hồ sơ chuẩn bị xin visa đi Đan Mạch, trong đó, bảo hiểm du lịch phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:
Bảo hiểm du lịch phải có hiệu lực cho toàn bộ Khối Schengen.
Bảo hiểm du lịch phải có giá trị trong toàn bộ thời gian lưu trú.
Mức trách nhiệm bảo hiểm tối thiểu là 30.000 EURO.
Bảo hiểm phải thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh hồi hương trong trường hợp ốm đau cũng như các chi phí chăm sóc y tế và/hoặc điều trị cấp cứu trong bệnh viện.
Bảo hiểm (cá nhân hoặc nhóm) có thể do người xin thị thực tự mua ở nước sở tại hoặc do người mời mua tại Đan Mạch.
Trong trường hợp đi chữa bệnh thì chi phí điều trị không nằm trong phạm vi được thanh toán của bảo hiểm du lịch. Vì vậy, người đặt đơn cần chứng minh thêm việc đảm nhận các chi phí chữa bệnh.
Sinh viên Đại học có người thân ở Đan Mạch thì có xin được visa Đan Mạch không?
Sinh viên hoàn toàn có thể xin visa du lịch Đan Mạch. Tuy nhiên, sinh viên thường có hạn chế trong phần chứng minh tài chính và chứng minh công việc khi làm visa Đan Mạch.
Khi chứng minh công việc, là sinh viên, bạn cần bổ sung Thẻ sinh viên + Giấy xác nhận của trường + Bằng khen (nếu có)
Ngoài ra, bạn cũng cần có lịch sử du lịch qua một số đất nước phát triển nếu muốn có khả năng đậu visa đi Đan Mạch.
Visa Schengen Đan Mạch của tôi có thể bị thu hồi không?
Có, thị thực Đan Mạch của bạn có thể bị thu hồi trong trường hợp các cơ quan có thẩm quyền của Đan Mạch kết luận rằng các điều kiện để cấp thị thực không còn được đáp ứng.
Nếu bạn đang ở Đan Mạch khi có quyết định thu hồi thị thực, bạn sẽ có thời hạn để rời khỏi Đan Mạch. Nếu bạn không rời khỏi Đan Mạch hoặc lãnh thổ Schengen trong khoảng thời gian này, thì bạn sẽ được coi là cư trú bất hợp pháp tại Đan Mạch.
Tôi có thể gia hạn Thị thực Schengen của mình ở Đan Mạch không?
Có, bạn có thể gia hạn thị thực Schengen của Đan Mạch, nhưng chỉ trong những trường hợp ngoại lệ khi các sự kiện mới và lý do đặc biệt phát sinh sau khi nhập cảnh vào Đan Mạch, chẳng hạn như lý do nhân đạo hoặc bất khả kháng. Dịch vụ xuất nhập cảnh Đan Mạch và trong những tình huống đặc biệt, Cảnh sát Đan Mạch là cơ quan chịu trách nhiệm gia hạn thị thực ở Đan Mạch.
Tôi có thể đến thăm Greenland bằng Visa Schengen của Đan Mạch không?
Vì Greenland không thuộc Liên minh Châu Âu nên thị thực Schengen đến Đan Mạch không cho phép bạn vào Greenland, mặc dù hòn đảo này là một phần của Vương quốc Đan Mạch.
Thay vào đó, bạn sẽ phải nộp đơn tại cơ quan có thẩm quyền của Đan Mạch tại quốc gia cư trú của bạn để xin thị thực đến Greenland. Cơ quan đại diện Đan Mạch sẽ cấp cho bạn thị thực Schengen có ghi rõ “Hợp lệ đối với Greenland”.
Tôi có thể đến thăm Quần đảo Faroe bằng Thị thực Schengen của Đan Mạch không?
Quần đảo Faroe không thuộc Liên minh Châu Âu, do đó, thị thực Schengen đến Đan Mạch không cấp cho bạn quyền vào Quần đảo Faroe, mặc dù quần đảo này là một phần của Vương quốc Đan Mạch.
Thay vào đó, bạn sẽ cần nộp đơn tại đại sứ quán / lãnh sự quán / VAC Đan Mạch tại quốc gia cư trú của bạn để xin thị thực đến Quần đảo Faroe
Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách xin visa du lịch Đan Mạch mới nhất hiện nay. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào trong quá trình xin visa Đan Mạch, liên hệ ngay số hotline 0978.522.888 hoặc 0978.766.888 để được DU LỊCH HOA PHƯỢNG tư vấn nhanh chóng nhất!