Nhiều người vẫn kháo nhau rằng xin visa đi Bỉ rất dễ trượt vì yêu cầu nhiều giấy tờ. Nhưng thực tế cho thấy phần trăm người xin thành công rất cao, tỷ lệ trượt visa Bỉ thấp và thường rơi vào những người có vấn đề ở hồ sơ.
Vì thế, Du lịch Hoa Phượng tổng hợp những kinh nghiệm cần thiết nhất về kinh nghiệm xin visa đi Bỉ, cùng xem nhé!
1. GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ VISA BỈ
Bỉ là một trong 26 nước tham gia ký kết Hiệp ước Schengen – Hiệp ước về tự do đi lại Châu Âu. Vì vậy để nhập cảnh vào Bỉ, bạn buộc phải xin visa Schengen tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán, tùy vào từng mục đích bạn sẽ xin loại visa phù hợp.
Thị thực Schengen có giá trị đối với 26 quốc gia Châu Âu, khi sở hữu visa này bạn có thể nhập cảnh vào Bỉ và được phép đi lại tự do ở 25 quốc gia khác là: Áo, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Iceland, Ý, Latvia, Liechtenstein, Lithuania, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Na Uy , Ba Lan, Bồ Đào Nha, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Thụy Sĩ.
2. PHÂN LOẠI VISA BỈ
Nếu phân theo mục đích nhập cảnh, visa Bỉ sẽ gồm các loại như sau:
a/ Visa Schengen lưu trú ngắn hạn (thị thực C):
Cho phép bạn lưu trú trên lãnh thổ Schengen trong thời hạn không quá 90 ngày trong khoảng thời gian 180 ngày kể từ lần nhập cảnh đầu tiên của bạn trên lãnh thổ.
Visa ngắn hạn bao gồm:
Visa du lịch
Visa thăm thân
Visa công tác
Visa đi học tập/đào tạo
b/ Visa loại đặc biệt (thị thực C)
Loại thị thực này có hiệu lực trong 90 ngày nhưng cho phép bạn ở lại Bỉ trong thời gian dài hơn 90 ngày sau khi bạn đã đăng ký tại Bỉ.
Visa đặc biệt loại C bao gồm:
Visa để sang kết hôn với công dân Bỉ hoặc người không có quốc tịch châu Âu
Visa để sang kết hôn với người có quốc tịch châu Âu
Visa để sang chung sống với công dân Bỉ hoặc người không có quốc tịch châu Âu
Visa để sang chung sống với người có quốc tịch châu Âu (trừ công dân Bỉ)
Đoàn tụ gia đình với người có quốc tịch châu Âu (trừ công dân Bỉ)
c/ Visa lưu trú dài hạn (thị thực D)
Cho phép bạn ở lại Bỉ trong thời gian dài hơn 90 ngày (sinh viên, nhà nghiên cứu, công nhân, đoàn tụ gia đình,…).
Visa dài hạn bao gồm:
Đoàn tụ gia đình với chồng/vợ là công dân Bỉ
Đoàn tụ gia đình với chồng/vợ không có quốc tịch châu Âu
Đoàn tụ gia đình cho cha/mẹ có con là công dân Bỉ
Đoàn tụ gia đình cho trẻ em có cha/mẹ là công dân Bỉ
Đoàn tụ gia đình cho trẻ em có cha/mẹ không có quốc tịch châu Âu sống ở Bỉ
Du học
Visa với mục đích đi lao động – Giấy phép tổng hợp (cư trú và làm việc)
Visa với mục đích đi lao động khác
Visa Au Pair
Nếu phân theo số lần nhập cảnh visa Bỉ sẽ bao gồm:
Visa nhập cảnh 1 lần (Single Entry): Với loại visa này bạn chỉ có thể nhập cảnh vào Bỉ hoặc các nước khác trong Khu vực Schengen 1 lần. Bạn có thể lưu trú lên đến 90 ngày (hoặc ít hơn nếu được nêu trong thị thực của bạn), nhưng bạn không thể nhập cảnh lại sau khi xuất cảnh.
Visa nhập cảnh nhiều lần (Multiple Entry): Với loại thị thực này bạn có thể nhập cảnh vào Bỉ hoặc các nước khác trong Khu vực Schengen nhiều lần trong vòng 180 ngày và mỗi lần không được vượt quá 90 ngày.
Đa số công dân Việt Nam đều xin visa ngắn hạn nhập cảnh Bỉ cho các mục đích du lịch, thăm thân và công tác. Vì vậy bài viết dưới đây Visana chỉ hướng dẫn chi tiết hồ sơ, thủ tục xin visa Bỉ ngắn hạn, cập nhật ngay!
3. NỘP VISA BỈ Ở ĐÂU?
Có 2 cách để nộp visa Bỉ đó là nộp trực tiếp tại Đại sứ quán Bỉ (với visa dài hạn) và Trung tâm tiếp nhận thị thực Bỉ chính thức tại Việt Nam – VFS Global (visa ngắn và dài hạn).
Nộp visa tại sứ quán Bỉ
Địa chỉ: Tháp Hà Nội, tầng 9, 49 Hai Bà Trưng, Hà Nội
Thời gian làm việc: Từ thứ Hai đến thứ Sáu; 9h00 – 12h00 và 13h30 – 16h00
Số điện thoại khẩn cấp ngoài giờ mở cửa: +84 91 322 15 00
Ngoại trừ trường hợp khẩn cấp, Đại sứ quán chỉ tiếp khách đặt hẹn trước vì vậy bạn vui lòng đặt hẹn qua điện thoại +84 24 3934 6179 hoặc email hanoi@diplobel.fed.be trước khi đến làm việc với Đại sứ quán Bỉ.
Nộp visa tại VFS Global
VFS Global tiếp nhận hồ sơ xin visa Bỉ tại 3 địa điểm Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh.
Hà Nội
Địa chỉ: Toà nhà Ocean Park, phòng 207, tầng 2, số 1 Đào Duy Anh, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam
Đà Nẵng
Địa chỉ: ACB Building, tầng 6, 218 Bạch Đằng, phường Phước Ninh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam
TP Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Tòa nhà Resco, tầng 3, 94-96 Nguyễn Du, phường Bến Nghé, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Thời gian làm việc:
Thời gian nộp hồ sơ
Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu (trừ ngày nghỉ lễ)
8:30 – 12:00 và 13:00 - 15:00
Thời gian trả kết quả
Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu (trừ ngày nghỉ lễ)
13:00 – 16:00
Lưu ý:
Đại sứ quán sẽ không tiếp nhận hồ sơ xin visa Bỉ vào thời gian nghỉ lễ.
Nếu bạn muốn đi nhiều nước trong khối Schengen, hãy nộp hồ sơ tại Đại Sứ Quán hoặc Lãnh Sự Quán của nước sẽ là nơi đến chính trong chuyến đi đó. Nơi đến chính được hiểu là nơi sẽ lưu lại trong thời gian dài nhất và nơi thực hiện mục đích chính của chuyến đi.
Nếu thời gian lưu lại ở mỗi nước ngang bằng nhau, Quý vị nộp hồ sơ tại Đại Sứ Quán hoặc Lãnh Sự Quán của quốc gia mà Quý vị sẽ nhập cảnh đầu tiên.
4. THỜI GIAN XIN VISA BỈ MẤT BAO LÂU?
Thông thường, thời gian xin visa Bỉ sẽ mất khoảng 15 ngày xét duyệt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thời hạn này có thể kéo dài lâu hơn:
Lên đến 30 ngày do số lượng đơn đăng ký cao hoặc hồ sơ của bạn có vấn đề cần xác minh lại
Lên đến 60 ngày trong các trường hợp đột xuất, đặc biệt khi đại sứ quán Bỉ phải tham khảo ý kiến của Đại sứ quán của một hoặc nhiều thành viên Schengen
Đó là lý do tại sao bạn nên nộp đơn xin thị thực ngắn hạn Bỉ càng sớm càng tốt, nhưng không được sớm hơn 3 tháng trước chuyến đi của bạn đến Bỉ.
Hồ sơ bạn nên photo thêm nhiều bản để đề phòng sự cố hoặc yêu cầu bổ sung từ Đại Sứ Quán.
Lưu ý không bao giờ được nộp giấy tờ giả mạo, vì rất có thể bạn sẽ gặp phải rắc rối hình sự cũng như khó khăn trong việc được Cơ quan lãnh sự cấp visa.
5. CHI TIẾT LỆ PHÍ XIN VISA BỈ
Chi phí xin visa Bỉ sẽ bao gồm lệ phí thị thực Chính phủ, phí dịch vụ và phí dịch vụ hỗ trợ (nếu có) của VFS Global. Ngoài ra bạn sẽ mất thêm phí dịch thuật và các khoản phí phát sinh khác.
Lệ phí Chính phủ visa Bỉ cho mục đích du lịch / công tác / thăm thân sẽ giống nhau, lệ phí chỉ khác nhau với từng đương đơn nộp visa
Tổng chi phí xin visa Bỉ sẽ khoảng3.600.000 VND/ người chưa kể phí dịch vụ hỗ trợ.
Lưu ý: Nếu bạn nộp hồ sơ tại Đại sứ quán và thanh toán tại đây thì lưu ý những vấn đề sau:
Đại sứ Quán Bỉ tại Hà Nội sẽ dừng nhận thanh toán các phí Lãnh sự bằng tiền mặt bắt đầu từ ngày 01/08/2021.
Các thanh toán được chuyển khoản tới tài khoản ngân hàng sau:
Tên tài khoản: EMBASSY OF BELGIUM
Số tài khoản: 700-014-720532 (VND)
Ngân hàng: NGÂN HÀNG SHINHAN, Chi nhánh Lê Thái Tổ
Địa chỉ ngân hàng: 14 Lê Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Mã BIC SWift: SHBKVNVXXXX
Phí thị thực không được hoàn lại nếu hồ sơ xin thị thực bị từ chối
6. TRỌN BỘ HỒ SƠ XIN VISA BỈ CHO NGƯỜI LẦN ĐẦU
Bạn đậu visa Bỉ hay không sẽ phụ thuộc phần lớn vào việc bộ hồ sơ xin visa của bạn có đủ mạnh và đảm bảo tính chính xác hay không.
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về hồ sơ, giấy tờ bạn cần chuẩn bị khi xin visa Bỉ:
Hồ sơ chung
01 hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại chính thức, hộ chiếu cần đáp ứng các điều kiện:
Đã được cấp trong vòng 10 năm trở lại
Có giá trị ít nhất 3 tháng sau ngày hết hạn của thị thực cần xin
Còn nguyên ít nhất 2 trang liền kề nhau chưa sử dụng để có thể dán thị thực
3 quốc gia Benelux (Bỉ – Hà Lan – Luxembourg) đã nhất trí công nhận hộ chiếu mới của Việt Nam với điều kiện phần “Bị chú” với thông tin về nơi sinh trong hộ chiếu đó được đóng dấu bởi cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam hoặc các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
01 tờ khai xin thị thực (đã được điền online, in ra và ký tên)
01 đơn xin lựa chọn ngôn ngữ cho việc xử lý hồ sơ xin thị thực của Quý vị
Bản sao trang thông tin và tất cả các trang được sử dụng của hộ chiếu. Việc nộp hộ chiếu cũ với bằng chứng các chuyến đi trước có thể hữu ích cho việc xét duyệt hồ sơ.
Bằng chứng về nơi ở: tức là đặt phòng khách sạn, cho thuê nhà nghỉ, lưu trú cùng với thành viên gia đình hoặc bạn bè
Bản sao bảo hiểm du lịch bao gồm chi phí y tế, nằm viện, chi phí cho việc hồi hương vì lý do y tế trong thời gian lưu trú tại Bỉ hoặc các nước Schengen khác. Bảo hiểm này phải có mức chi trả tối thiểu là 30.000 EUR ~ 738.000.000 VND nếu xảy ra rủi ro. Bạn phải xuất trình bản gốc chứng nhận Bảo hiểm du lịch này khi nhập cảnh vào khối Schengen.
Bằng chứng đã đặt chỗ vé máy bay khứ hồi. Chúng tôi khuyên bạn không nên thanh toán tiền mua vé cho đến khi thị thực được cấp. Lưu ý: Nếu hồ sơ xin thị thực được chấp thuận, thị thực sẽ được cấp theo ngày được đề cập trong đơn xin thị thực của bạn.
Lịch trình du lịch chi tiết: Nước Bỉ phải là điểm đến chính của bạn
Bằng chứng về phương tiện di chuyển: Bằng chứng về vé tàu xe, chuyến bay nội địa, xe thuê nếu bạn dự định đi du lịch nhiều hơn một nước trong khối Schengen. Trong trường hợp đi thêm một hoặc nhiều nước khác ngoài khối Schengen, yêu cầu trình thị thực của những nước đi thêm đó
01 ảnh mới chụp, cỡ ảnh hộ chiếu và đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế
Ảnh không được quá 6 tháng
Phông nền trắng, kích thước 35mm x 45mm(chú ý: định dạng ảnh hộ chiếu Mỹ không được chấp nhận)
Mặt phải chiếm 2/3 diện tích ảnh và nhìn thẳng
Không thể hiện cảm xúc, khép môi (không cười hoặc nhíu mày).
Mắt phải ở chính giữa hoặc phần trên của ảnh
Tóc không được che mặt.
Không có bóng phản chiếu hay lóa trên kính và gọng kính không che mắt (quý khách có thể bỏ kính để chụp ảnh dễ hơn).
Ảnh phải rõ và sắc nét.
Có sự tương phản rõ ràng giữa ảnh và nền.
Chất lượng in ảnh tốt
Mắt phải mở to, rõ.
Đầu không được đội mũ, quàng khăn trừ những lí do về tôn giáo hoặc yêu cầu y tế.
Ảnh cho trẻ em: ảnh của trẻ em phải rõ nét và giống với thực tế. Mắt mở to và nếu bố mẹ cần đỡ phần đầu cho trẻ, không được để phần tay bố mẹ hiển thị trong ảnh.
Ngoài những giấy tờ trên, khi xin visa cho từng mục đích như du lịch/ công tác/ thăm thân bạn cần chuẩn bị thêm các giấy tờ khác, cụ thể:
Hồ sơ xin visa du lịch/ thăm thân Bỉ
Tài liệu từ người bảo lãnh:
Thư mời của người ở bên Bỉ nêu rõ mục đích lưu trú, địa chỉ, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử (email) và thời gian lưu trú của người được mời (nếu có).
Nếu người bảo lãnh tại Bỉ tài trợ cho toàn bộ chuyến đi:
Bản gốc giấy bảo lãnh (“Tenlasteneming” hoặc “Prise en charge”) được cấp và hợp pháp hóa tại chính quyền địa phương nơi người bảo lãnh cư trú.
Giấy chứng nhận thành phần gia đình của người bảo lãnh. Giấy này cũng do chính quyền địa phương nơi người bảo lãnh cư trú cấp.
Bản sao thẻ căn cước hoặc thẻ cư trú của người bảo lãnh. Người bảo lãnh có quốc tịch Bỉ phải cư trú tại Bỉ. Người bảo lãnh có quốc tịch nước ngoài phải được phép cư trú tại Bỉ không hạn chế thời gian.
Bằng chứng về nguồn thu nhập gần đây của người bảo lãnh: bản sao phiếu lĩnh lương của 3 tháng gần nhất/bảng khai thu nhập để tính thuế mới nhất/các bằng chứng về thu nhập chính thức khác. Lưu ý: thư xác nhận của ngân hàng hoặc bản kê khai tài khoản tiết kiệm không đủ để chứng minh khả năng tài chính.
Tài liệu từ người nộp đơn:
Bằng chứng quan hệ họ hàng với người bảo lãnh hoặc người mời: tài liệu chứng minh quan hệ họ hàng phải được dịch công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự.
Bằng chứng về sự gắn bó với quốc gia cư trú: quan hệ gia đình, tình trạng nghề nghiệp.
Trường hợp Quý vị đang đi làm hoặc đi học: bằng chứng xin nghỉ phép để đi du lịch.
Bằng chứng về khả năng tài chính ở Việt nam: sao kê tài khoản ngân hàng tối thiểu 3 tháng gần nhất, bằng chứng nộp thuế thu nhập cá nhân/phiếu lĩnh lương 3 tháng gần nhất, xác nhận hạn mức thẻ tín dụng, giấy chứng nhận sở hữu bất động sản, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bằng chứng nộp thuế của công ty, giấy tờ hưu trí.
Trong trường hợp trẻ vị thành niên chưa đủ 18 tuổi VÀ đi cùng với một trong những phụ huynh HOẶC một mình:
Văn bản đồng thuận của cha/mẹ (người không đi cùng) hoặc người giám hộ hợp pháp cho phép trẻ du lịch ra nước ngoài. (dịch công chứng và hợp pháp hóa).
Giấy khai sinh của trẻ vị thành niên (dịch công chứng và hợp pháp hóa).
Bản sao chứng minh nhân dân của cha mẹ.
Trong trường hợp người nộp đơn có quốc tịch của một nước khác không phải là quốc tịch Việt Nam:
Bản sao giấy phép cư trú hoặc thị thực Việt Nam có giá trị ít nhất đến khi hết hạn của thị thực Schengen cần xin.
Bản sao thị thực tái nhập cảnh vào Việt Nam, có giá trị ít nhất đến khi hết hạn của thị thực Schengen cần xin.
Hồ sơ xin visa công tác Bỉ
Tài liệu từ tổ chức doanh nghiệp
Thư mời của công ty hoặc tổ chức tại Bỉ. Nội dung thư phải nêu rõ mục đích, thời gian chính xác của chuyến đi, và ai sẽ thanh toán chi phí đi lại và ăn ở.
Thư cử đi công tác của công ty hoặc tổ chức tại Việt nam giải thích mục đích, thời gian chuyến đi. Nội dung thư cũng phải xác nhận vị trí của người nộp đơn trong công ty và đảm bảo chi trả mọi chi phí có thể phát sinh trong thời gian lưu trú tại Bỉ + Tài liệu chứng minh các hoạt động kinh doanh của công ty (giấy phép xuất nhập khẩu, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty).
Bằng chứng về mối quan hệ thương mại gần đây với công ty mời (hợp đồng, hóa đơn, trao đổi email, v.v.), hoặc mối quan hệ trước đó với các đối tác khác tại Châu Âu.
Vé vào cửa và giấy đăng ký nếu tham dự các sự kiện, hội chợ và đại hội, nếu có.
Tài liệu từ người nộp đơn:
Bằng chứng về khả năng tài chính ở Việt nam: sao kê tài khoản ngân hàng tối thiểu 3 tháng gần nhất, bằng chứng nộp thuế thu nhập cá nhân/phiếu lĩnh lương 3 tháng gần nhất, hợp đồng lao động, xác nhận hạn mức thẻ tín dụng, giấy chứng nhận sở hữu bất động sản, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bằng chứng nộp thuế của công ty, giấy tờ hưu trí.
Trong trường hợp đi thêm một hoặc nhiều nước khác ngoài khối Schengen, yêu cầu trình thị thực và lịch trình di chuyển của những nước đi thêm đó.
Bằng chứng về chỗ ở, tức là đặt phòng khách sạn, cho thuê nhà nghỉ, lưu trú cùng với thành viên gia đình hoặc bạn bè.
Bản sao bảo hiểm du lịch bao gồm chi phí y tế, nằm viện, chi phí cho việc hồi hương vì lý do y tế trong thời gian lưu trú tại Bỉ hoặc các nước Schengen khác. Bảo hiểm này phải có mức chi trả tối thiểu là 30.000EUR nếu xảy ra rủi ro. Quý vị phải xuất trình bản gốc chứng nhận Bảo hiểm du lịch này khi nhập cảnh vào khối Schengen.
Bằng chứng đã đặt chỗ vé máy bay khứ hồi. Chúng tôi khuyên Quý vị không nên thanh toán tiền mua vé cho đến khi thị thực được cấp. Lưu ý: Nếu hồ sơ xin thị thực được chấp thuận, thị thực sẽ được cấp theo ngày được đề cập trong đơn xin thị thực của Quý vị.
Trong trường hợp người nộp đơn có quốc tịch của một nước khác không phải là quốc tịch Việt Nam:
Bản sao giấy phép cư trú hoặc thị thực Việt Nam có giá trị ít nhất đến khi hết hạn
của thị thực Schengen cần xin.
Bản sao thị thực tái nhập cảnh vào Việt Nam, có giá trị ít nhất đến khi hết hạn của thị thực Schengen cần xin
Lưu ý khi nộp hồ sơ:
Hồ sơ có thể được nộp ít nhất 3 tuần nhưng không quá 6 tháng trước ngày dự định khởi hành.
Nếu Quý vị muốn thay đổi mục đích của chuyến đi hoặc gia hạn thị thực sau đó thì sẽ không được chấp nhận. Trong cả hai trường hợp, Quý vị phải nộp hồ sơ mới.
Đại Sứ Quán có thể yêu cầu các giấy tờ bổ sung (ngoài danh sách tài liệu nêu trên) trong quá trình xét duyệt hồ sơ xin thị thực. Nộp đủ các tài liệu nêu trên không đảm bảo việc được cấp thị thực.
Các giấy tờ bản gốc nộp trong hồ sơ phải được cấp gần đây. Toàn bộ hồ sơ phải được nộp kèm 2 bản sao thường. Nếu các giấy tờ không bằng tiếng Pháp, tiếng Hà Lan, tiếng Đức hoặc tiếng Anh, yêu cầu nộp kèm bản dịch công chứng.
Nếu trong hồ sơ có các giấy tờ tư pháp, hộ tịch (lý lịch tư pháp, đăng ký kết hôn, khai sinh, chứng tử, ly hôn) thì phải là giấy tờ mới cấp và phải được hợp pháp hoá bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền của Việt Nam (Cục lãnh sự BNG/Sở ngoại vụ TP HCM) và Đại Sứ Quán Bỉ (bản dịch cũng phải được hợp pháp hoá)
Việc xuất trình các giấy tờ giả hoặc gian lận có thể dẫn đến việc điều tra pháp lý
7. QUY TRÌNH THỦ TỤC XIN VISA BỈ
Bước 1: Lựa chọn loại thị thực phù hợp
Bước đầu tiên là xác định loại thị thực mà bạn cần nộp hồ sơ, và kiểm tra liệu bạn có đủ điều kiện để nộp cho loại này hay không.
Bạn cũng cần biết các loại giấy tờ mà mà quý khách cần nộp trong bộ hồ sơ của mình thời gian xét duyệt hồ sơ và các loại phí mà quý khách cần phải trả.
Mỗi bộ hồ sơ phải đáp ứng các hướng dẫn tương ứng cho loại thị thực mà bạn dự định nộp.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ
Khi đã sẵn sàng, bạn điền tờ khai xin thị thực và sắp xếp các giấy tờ theo danh sách yêu cầu.
Lưu ý tờ khai xin visa Bỉ phải được điền trước khi bạn đặt lịch hẹn. Thông tin trong tờ khai cần đảm bảo chính xác và trung thực.
Bước 3: Chọn Trung tâm tiếp nhận thị thực phù hợp và đặt lịch hẹn
Sau khi bạn hoàn thành đơn xin thị thực,bạn cần phải đặt lịch hẹn để nộp hồ sơ và lấy sinh trắc học tại Trung Tâm.
Bạn sẽ nhận được thư điện tử xác nhận lịch hẹn kèm theo giấy xác nhận lịch hẹn sau khi hoàn tất quy trình đặt lịch hẹn.
Nếu bạn đi cùng gia đình hoặc đi theo nhóm cần phải đặt lịch hẹn cho từng cá nhân của gia đình hoặc nhóm.
Bước 4: Nộp hồ sơ
Bạn sẽ phải trực tiếp nộp hồ sơ xin thị thực hoàn chỉnh tại Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực và tiến hành lấy sinh trắc học.
Lưu ý khi nộp hồ sơ:
Bạn nên đến trước giờ hẹn 15 phút.
Bạn phải có mặt trực tiếp để nộp hồ sơ bạn không thể ủy quyền cho người khác đến nộp hồ sơ thay.
Chỉ người nộp hồ sơ, một phụ huynh / người giám hộ đi cùng trẻ em dưới 18 tuổi mới được phép vào Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực.
Mang theo đơn khai thị thực, cũng như hộ chiếu hoặc giấy thông hành còn hiệu lực còn ít nhất 2 trang trắng.
Mang theo tất cả các giấy tờ cần thiết theo danh mục hồ sơ yêu cầu (cả bản gốc và bản copy).
Trẻ em dưới 18 tuổi phải có người lớn đi cùng và người đi cùng không thể là nhân viên VFS Global.
Nếu bạn không thể đến nộp hồ sơ theo lịch đã hẹn, quý khách cần đặt lại lịch hẹn mới sau 24h kể từ ngày lịch hẹn bị nhỡ.
Lưu ý khi lấy sinh trắc học:
Nếu không có dữ liệu sinh trắc học, hồ sơ của bạn sẽ không được xử lý.
Bạn sẽ được chụp ảnh và lấy dấu sinh trắc học của 10 đầu ngón tay
Máy quét vân tay kỹ thuật số thu thập hình ảnh của tất cả 10 ngón tay, không sử dụng mực, chất lỏng hoặc hóa chất và sẽ không để lại dấu vết trên da của bạn.
Toàn bộ khuôn mặt cần được chụp trong bức ảnh, do vậy bạn không nên đeo kính, để tóc che mắt, đội mũ hoặc choàng khăn hoặc có bất kỳ vật dụng nào che khuất khuôn mặt, cổ (ngoại trừ lý do tôn giáo hay y tế).
Nếu bạn bị thương ở đầu ngón tay, bạn nên quay trở lại nộp hồ sơ khi vết thương đã lành.
Đảm bảo rằng bạn không có các hình trang trí tạm thời, như là hình xăm, vì điều này có thể ảnh hưởng đến việc lấy dấu vân tay.
Vẫn có khả năng việc dấu vân tay cũ không hiện diện trên hệ thống VIS, bạn sẽ được yêu cầu đến trình diện trực tiếp lần thứ hai để lấy lại sinh trắc học mới. Để tránh trường hợp này xảy ra, bạn có quyền yêu cầu lấy lại dữ liệu sinh trắc học vào ngày nộp hồ sơ.
Nếu bạn từ 6 đến dưới 18 tuổi, bố mẹ hoặc người giám hộ cần đồng ý và có mặt khi thu thập dữ liệu sinh trắc học.
Đương đơn thuộc các diện sau sẽ được miễn lấy dấu vân tay:
Trẻ em dưới 12 tuổi với thị thực ngắn hạn và dưới 6 tuổi với thị thực dài hạn
Người không thể lấy dấu vân tay vì lý do thể chất (trong trường hợp đó, cần có giấy chứng nhận y tế để hỗ trợ yêu cầu này)
Nguyên thủ quốc gia, thành viên chính phủ của một quốc gia (với phái đoàn công vụ, bao gồm cả vợ/ chồng), có hộ chiếu ngoại giao và đang đi công du cho các mục đích công vụ
Người đã có thị thực Schengen và lấy dấu vân tay trong vòng 59 tháng gần nhất.
Bước 5: Thanh toán lệ phí
Sau khi đã hoàn thành việc nộp hồ sơ, bạn cần thanh toán phí thị thực .
Khi đến nộp hồ sơ tại trung tâm, bạn có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc thẻ tại quầy.
Bước 6: Theo dõi tình trạng hồ sơ
Bạn sẽ nhận được thư điện tử thông báo khi hồ sơ của quý khách được trả về trung tâm. Nếu bạn không thể truy cập thư điện tử hoặc muốn có thêm thông tin theo dõi chi tiết, bạn có thể sử dụng dịch vụ theo dõi tiến trình hồ sơ qua tin nhắn được gửi trực tiếp vào điện thoại của bạn.
Bạn cũng có thể theo dõi tình trạng đơn xin thị thực trực tuyến bằng cách sử dụng Số tham chiếu có trên hóa đơn / biên lai do Trung tâm tiếp nhận hồ sơ cấp cùng với họ của bạn để truy cập dịch vụ này.
Bước 7: Nhận lại hộ chiếu
Sau khi hồ sơ xin thị thực được xét duyệt xong, bạn có thể đến nhận lại hộ chiếu tại Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực hoặc hộ chiếu của bạn sẽ được gửi trả lại thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh mà bạn đã đăng ký và trả phí.
Nếu bạn trực tiếp đến nhận lại hộ chiếu, vui lòng mang theo hóa đơn đã được cấp tại Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực và giấy tờ tuỳ thân hợp lệ.
Nếu bạn uỷ quyền cho người đại diện đến lấy hộ chiếu, người đại diện cần mang theo thư ủy quyền được ký bởi quý khách, hóa đơn đã được cấp tại Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực và giấy tờ tuỳ thân hợp lệ của người được ủy quyền.
Vui lòng kiểm tra giờ trả kết quả của Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực khi bạn đến nhận kết quả.
8. HỎI ĐÁP
Bảo hiểm du lịch Bỉ khi xin visa Bỉ cần điều kiện gì?
Trong hồ sơ xin visa đi Bỉ, bảo hiểm du lịch này phải có mức chi trả tối thiểu là 30.000EUR, bao gồm chi phí y tế, chi phí cho việc hồi hương vì lý do y tế. Bạn có thể liên hệ DU LỊCH HOA PHƯỢNG theo hotline 0978.522.888 hoặc 0978.766.888 để được hướng dẫn mua bảo hiểm.
Kinh nghiệm xin visa đi Bỉ của nhiều người cho thấy, bảo hiểm này bắt buộc phải có trước khi nộp hồ sơ xin visa Bỉ, và việc mua bảo hiểm rất cần thiết trong thực tế, giúp bạn có thể yên tâm hơn trong hành trình đến Bỉ của mình.
Tôi có thể gia hạn Visa Bỉ không?
Có, bạn có thể gia hạn visa Schengen của Bỉ, nhưng chỉ trong những trường hợp ngoại lệ và không mong muốn, chẳng hạn như:
– Lý do nhân đạo.
– Lý do y tế.
– Trường hợp bất khả kháng – nếu điều gì đó nghiêm trọng xảy ra với đất nước của bạn như thiên tai, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, bạo loạn chính trị lớn.
– Lý do cá nhân quan trọng.
Điều gì xảy ra nếu Đơn xin Thị thực Bỉ của Tôi bị Từ chối?
– Xin thị thực Schengen mới
– Khiếu nại sự từ chối của bạn
– Xin thị thực quốc gia đến một quốc gia Schengen khác
Thực tế, việc làm visa đi Bỉ không quá phức tạp như bạn nghĩ, hơn nữa chỉ cần bạn hiểu được chức năng của các giấy tờ trong bộ hồ sơ, là bạn đã thành công một nửa rồi. DU LỊCH HOA PHƯỢNG sẽ đồng hành cùng bạn trong việc xin visa và chúc bạn không bỏ lỡ chuyến đi đến đất nước là “trái tim Châu Âu” sắp tới! Nhanh tay liên hệ DU LỊCH HOA PHƯỢNG theo hotline 0978.522.888 hoặc 0978.766.888 để được tư vấn kịp thời.