Ấn Độ – một trong những điểm đến hấp dẫn với những du khách quan tâm đến tâm linh, thích khám phá và chinh phục thiên nhiên hùng vĩ, hoan sơ đồng thời mong muốn được đắm chìm trong nền văn hóa lớn với những phong tục độc đáo, ẩm thực khác biệt.
Để đến được vùng đất Phật giáo này, công dân của hầu hết quốc gia trên thế giới đều cần xin thị thực nhập cảnh Ấn Độ phù hợp. Vậy công dân Việt Nam – quốc gia cùng khu vực có được miễn visa Ấn Độ không? Nếu không thì quy trình và thủ tục xin visa Ấn Độ như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau của DU LỊCH HOA PHƯỢNG nhé!
Công dân nước ngoài muốn nhập cảnh Ấn Độ cho bất cứ mục đích nào như du lịch, công tác, thăm thân, du học, làm việc,…đều cần xin thị thực phù hợp trừ một số trường hợp miễn visa sau:
Miễn visa trong 90 ngày với công dân các quốc gia: Bhutan, Maldives và Nepal (khi không đi qua Trung Quốc để vào Ấn Độ)
Miễn visa trong 90 ngày cho du khách sở hữu thẻ PIO (người gốc Ấn Độ) cho công dân các quốc gia: Afghanistan, Bangladesh, Bhutan, Trung Quốc, Nepal, Pakistan, Sri Lanka. Lưu ý, người đã đăng ký kết hôn với công dân Ấn Độ hoặc có cha mẹ, ông bà hoặc cụ là người Ấn Độ là những trường hợp có thể đăng ký thẻ PIO.
Như vậy, mọi công dân Việt Nam sở hữu hộ chiếu phổ thông đều phải xin visa Ấn Độ phù hợp nếu muốn nhập cảnh vào quốc gia này.
Nếu phân theo hình thức xin visa
Phân theo hình thức xin visa, thị thực Ấn Độ sẽ gồm:
eVisa Ấn Độ hay còn gọi là thị thực điện tử là giấy phép trực tuyến cho phép đương đơn nhập cảnh vào quốc gia này với các mục đích như:
eVisa Ấn Độ chỉ áp dựng cho hơn 160 quốc gia đủ điều kiện trong đó có Việt Nam.
Visa on arrival hay còn gọi là thị thực tại cửa khẩu là loại thị thực cho phép công dân nước ngoài không phải xin visa trước đó mà chỉ cần nhập cảnh vào một số cửa khẩu theo quy định và được đóng trực tiếp dấu nhập cảnh vào hộ chiếu.
Chỉ 2 quốc gia được Chính phủ Ấn Độ cho phép xin loại visa này là:
Những trường hợp xin visa Đại sứ quán sẽ gồm:
Xin visa Ấn Độ tại Đại sứ quán/ lãnh sự quán Ấn Độ tại Việt Nam bạn phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ và lên Đại sứ quán nộp hồ sơ, lấy sinh trắc, nộp lệ phí như quy trình thông thường. Sau đó khi nhập cảnh sẽ được dán visa lên hộ chiếu.
Nếu phân theo mục đích nhập cảnh
Nếu phân theo mục đích nhập cảnh, visa Ấn Độ sẽ gồm các loại:
Loại visa | Đối tượng |
---|---|
Visa du lịch (T) | Được cấp cho các đương đơn có nhu cầu nhập cảnh Ấn Độ với mục đích du lịch, tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng hoặc tham gia khóa học ngắn hạn, thăm người thân, bạn bè,… |
Visa công tác (B) | Được cấp cho các đương đơn có nhu cầu nhập cảnh Ấn Độ để thiết lập hoặc tìm hiểu các khả năng có thể thành lập liên doanh công ty, mua bán các sản phẩm công nghiệp |
Visa việc làm (E) | Được cấp cho các đương đơn có nhu cầu nhập cảnh Ấn Độ với mục đích làm việc được trả lương hoặc theo quyết định chuyển giao nội bộ công ty. |
Visa sinh viên (S) | Được cấp cho các đương đơn có nhu cầu nhập cảnh Ấn Độ với mục đích thực hiện các chương trình học đại học, thạc sĩ hoặc tham gia các chương trình nghiên cứu sinh tại các trường Đại học/ Học viện được công nhận tại Ấn Độ. |
Visa quá cảnh (TR) | Được cấp cho các đương đơn có nhu cầu đến một quốc gia khác nhưng quá cảnh tại các sân bay Ấn Độ. Bạn không được ở lại làm việc hay kinh doanh với loại visa này. |
Visa y tế (Med) | Được cấp cho các đương đơn có nhu cầu nhập cảnh Ấn Độ với mục đích là điều trị tại các bệnh viện/ trung tâm điều trị được công nhận tại Ấn Độ. |
Visa người phục vụ y tế | Được cấp cho hộ lý, thành viên trong gia đình của bệnh nhân đến chăm sóc bệnh nhân có nhu cầu hoặc đang điều trị tại Ấn Độ. |
Visa hội nghị (C) | Được cấp cho người có nhu cầu tham dự hội nghị, hội thảo tại Ấn Độ. |
Visa kết hôn (X) | Được cấp cho người gốc Ấn Độ hoặc công dân nước ngoài kết hôn với công dân Ấn Độ, người có thẻ OCI/ PIO và con cái của họ hay công dân nước ngoài sở hữu tài sản ở Ấn Độ. |
Nếu phân theo thời hạn, số lần nhập cảnh
Theo đó, người sở hữu sẽ được phép nhập cảnh theo số lần nhập cảnh hoặc thời hạn được ghi trên visa.
Bài viết dưới đây DU LỊCH HOA PHƯỢNG chỉ chia sẻ kinh nghiệm chi tiết về quy trình, thủ tục, lệ phí khi xin visa Ấn Độ tại Đại sứ quán/ Tổng lãnh sự quán. Tìm hiểu ngay!
Việc xác định chính xác thời hạn, thời hiệu từng loại visa Ấn Độ sẽ giúp bạn chủ động trong việc chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ sao cho kịp với chuyến hành trình sắp tới của mình.
Tham khảo thời hạn thời hiệu các loại visa Ấn Độ phổ biến qua bảng:
Loại visa | Số lần nhập cảnh | Số ngày lưu trú tối đa mỗi lần nhập cảnh | Thời hạn nhập cảnh |
---|---|---|---|
Visa du lịch | 2 lần/ Nhiều lần | 30 ngày/ 90 ngày | 30 ngày/1 năm/ 5 năm |
Visa công tác | Nhiều lần | 180 ngày | 1 năm |
Visa y tế | 3 lần | 60 ngày | 60 ngày |
Visa người phục vụ y tế | 3 lần | 60 ngày | 60 ngày |
Visa hội nghị | 1 lần | 30 ngày | 30 ngày |
Visa quá cảnh | 1 lần/ 2 lần | 3 ngày | 15 ngày |
Tùy vào từng hộ khẩu bạn sẽ tiến hành nộp hồ sơ xin visa Ấn Độ tại Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán. Địa chỉ cụ thể và thời gian làm việc như sau:
Địa chỉ : 214, Đường Võ Thị Sáu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: +84-28-37442400
Thời gian làm việc: Thứ Hai đến Thứ Sáu
09:00 – 12:00 (Nhận hồ sơ)
15:30 – 16:30 (Trả hồ sơ)
Lưu ý: Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội sẽ chịu trách nhiệm tiếp nhận và xử lý hồ sơ cho các đương đơn có hộ khẩu từ Đà Nẵng trở ra Bắc. Các trường hợp từ Đà Nẵng trở vào Nam vui lòng nộp tại Tổng lãnh sự quán Ấn Độ tại TP Hồ Chí Minh.
Thời gian xử lý tối thiểu đối với công dân Việt Nam khi xin visa Ấn Độ thường là 72 giờ – 3 ngày làm việc. Đối với người nước ngoài, thời gian xử lý tối thiểu sẽ là 5 ngày làm việc.
Tuy nhiên đây chỉ là thời gian xử lý tính từ lúc bạn nộp đủ hồ sơ, giấy tờ; hồ sơ của bạn không có thông tin nào sai sót; bạn không phải nộp bổ sung hồ sơ giấy tờ và thời gian xử lý không tính ngày nghỉ, ngày lễ tết.
Vì vậy, để đảm bảo kết quả visa ra kịp cho chuyến hành trình của mình, bạn cần nộp hồ sơ trước ít nhất 4 ngày và không nộp sớm quá thời hạn của mỗi loại thị thực.
Hồ sơ quyết định đến 90% kết quả xin visa của bạn vì vậy chuẩn bị hồ sơ kỹ càng, đảm bảo chính xác là khâu cực kỳ quan trọng buộc các đương đơn phải lưu tâm.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành, DU LỊCH HOA PHƯỢNG đã tổng hợp lại hồ sơ, giấy tờ khi xin visa Ấn Độ chi tiết cho bạn tham khảo, cụ thể:
Lưu ý: Sau khi nộp hồ sơ hoặc phỏng vấn, Đại sứ quán Ấn Độ có quyền yêu cầu đương đơn bổ sung các hồ sơ khác.
Nếu xin visa Du lịch cần bổ sung các giấy tờ:
Ngoài các giấy tờ cần thiết nêu trên, đương đơn cần nộp cho Đại sứ quán:
Nếu xin visa Công tác cần bổ sung các giấy tờ::
Ngoài các giấy tờ cần thiết nêu trên, đương đơn cần nộp cho Đại sứ quán:
Nếu xin visa Hội thảo, hội nghị cần bổ sung các giấy tờ:
Ngoài các giấy tờ cần thiết nêu trên, đương đơn cần nộp cho Đại sứ quán:
Nếu xin visa Du học cần bổ sung các giấy tờ:
Ngoài các giấy tờ cần thiết nêu trên, đương đơn cần nộp cho Đại sứ quán:
Nếu xin visa Tham dự các sự kiện thể thao/ sự kiện đặc biệt cần bổ sung các giấy tờ:
Ngoài các giấy tờ cần thiết nêu trên, đương đơn cần nộp cho Đại sứ quán:
Nếu xin visa Kết hôn cần bổ sung các giấy tờ:
Nếu xin visa Quá cảnh cần bổ sung các giấy tờ:
Nếu là thuyền viên, ngoài các giấy tờ cần thiết nêu trên, đương đơn cần nộp cho Đại sứ quán các giấy tờ sau:
Nếu xin visa Lao động cần bổ sung các giấy tờ:
Ngoài các giấy tờ cần thiết nêu trên, đương đơn cần nộp cho Đại sứ quán các giấy tờ sau:
Xin visa Ấn Độ không quá khó, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xác định diện thị thực phù hợp với mục đích nhập cảnh của bạn
Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo checklist trên
Bước 3: Điền đơn xin visa
Bước 4: Đặt lịch hẹn trực tuyến
Bước 5: Nộp hồ sơ và lấy sinh trắc vân tay
Từ ngày 1/5/2018, tất cả đương đơn xin visa Ấn Độ đều phải đích thân đến Đại sứ quán/ lãnh sự quán để lấy sinh trắc học (dấu vân tay và nhận diện khuôn mặt) trừ một số trường hợp:
Một cuộc phỏng vấn có thể được thực hiện nếu Đại sứ quán nhận thấy có một số thông tin cần xem xét.
Bước 6: Thanh toán lệ phí xin thị thực
Bạn tiến hành thanh toán lệ phí bằng tiền mặt và là tiền VNĐ.
Bước 7: Nhận lại kết quả visa cùng hộ chiếu
Thông thường sẽ mất 72 giờ để xử lý hồ sơ xin visa của bạn. Thời gian thực tế có thể lâu hơn và bạn sẽ nhận được thông báo ngay khi có kết quả.
Khi có kết quả bạn vui lòng đến Đại sứ quán hoặc Tổng lãnh sự quán Ấn Độ nhận lại visa cùng hộ chiếu.
Hồ sơ xin visa Ấn Độ tương đối đơn giản, nhưng nếu bạn muốn tự xin visa tại Đại Sứ Quán mà không nắm rõ quy trình thì khả năng đậu chắc chắn không cao.
Trong trường hợp bạn muốn đảm bảo tỷ lệ đậu visa cao nhất và ít tốn thời gian, công sức nhất, DU LỊCH HOA PHƯỢNG cung cấp dịch vụ làm visa đi Ấn Độ trọn gói với cách xử lý nhanh gọn, chính xác và chuyên nghiệp, chắc chắn làm hài lòng những vị khách khó tính.
Với nhiều năm kinh nghiệm hỗ trợ làm visa đi Ấn Độ, DU LỊCH HOA PHƯỢNG luôn mong muốn mọi du khách Việt Nam đều dễ dàng xin được visa tới đất nước tỷ dân này.
Hãy gọi chúng tôi qua hotline 0978.522.888 hoặc 0978.766.888 để được tư vấn kịp thời.